Kiểm toán là gì

Dịch vụ kiểm toán độc lập là gì ?

Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin chính xác, kịp thời và tin cậy. Để đáp ứng yêu cầu này phải có bên thứ 3 độc lập khách quan, có trình độ chuyên môn cao, được pháp luật cho phép cung cấp thông tin tin cậy cho các bên quan tâm.

Phát huy vai trò của kiểm toán độc lập trong bối cảnh hội nhập

Để phát huy vai trò của kiểm toán độc lập trong bối cảnh hội nhập, thời gian tới cần định hướng cho sự phát triển hệ thống kiểm toán độc lập theo các nội dung sau: (i) Quán triệt đường lối của Đảng và tuân thủ pháp luật của Nhà nước về phát triển phân ngành kiểm toán độc lập ở Việt Nam; (ii) Phát triển đồng bộ hệ thống kiểm toán, trong đó kế toán độc lập. Trong mỗi giai đoạn sẽ đặt ra cho hệ thống kiểm toán độc lập những yêu cầu cụ thể về tổ chức bộ máy, mục đích hoạt động, phương thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán; (iii) Tăng cường quản lý nhà nước, phát huy vai trò của các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt động kiểm toán độc lập.


Để triển khai được các định hướng trên, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức kinh tế, các tổ chức kiểm toán cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý của hoạt động kiểm toán. Kiểm toán chỉ hoạt động có hiệu quả và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện môi trường pháp luật hoàn chỉnh và ổn định. Theo đó, cần sớm nghiên cứu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo lập môi trường pháp lý ổn định, phù hợp cho sự phát triển của kiểm toán độc lập; cần bổ sung quy định về kiểm toán bắt buộc đối với một số loại hình doanh nghiệp. Bổ sung quy định về chế độ chịu trách nhiệm khi cung cấp thông tin kiểm toán và bồi thường vật chất nếu thông tin bị sai lệch nhằm bảo vệ người sử dụng thông tin kiểm toán, đồng thời là điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán.

Thứ hai, tăng cường năng lực, phân định chức năng, nhiệm vụ và xác lập mối quan hệ giữa các phân hệ trong hệ thống kiểm toán. Từng phân hệ, nhất là kế toán độc lập phải chủ động phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Việc phát triển nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao cần phải có chiến lược đào tạo của quốc gia, nhất là tại các trường đại học, học viện. Cùng với phát triển nguồn nhân lực, phân hệ kế toán độc lập cũng cần phải bổ sung và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán; phương pháp chuyên môn nghiệp vụ; phát triển các loại hình kiểm toán và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác kiểm toán.

Thứ ba, kinh tế Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, phát sinh nhiều vấn đề mới về tài chính vĩ mô, vi mô và xuất hiện thêm đối tượng trực tiếp của kiểm toán như: các dự toán ngân sách, các chương trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn viện trợ, tài trợ; thực hiện cam kết theo các nghị định thư, hiệp định của các chính phủ; các chỉ số quốc gia theo thông lệ quốc tế… Thực tế này đòi hỏi các tổ chức công tác kiểm toán phải có những đổi mới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; Tăng cường chức năng tư vấn của hoạt động kiểm toán, phát triển, đa dạng hóa dịch vụ tư vấn của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập.

Thứ tư, tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Hội nghề nghiệp cũng cần tăng cường các hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán, chủ động xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho kế toán viên, tổ chức thi và cấp chứng chỉ kế toán viên độc lập; đồng thời, cần đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giám sát việc thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, cũng như tăng cường chất lượng kiểm toán.

Thứ năm, nâng cao nhận thức về hoạt động kiểm toán độc lập. Việc đẩy mạnh tuyền truyền về vai trò, tác dụng của kiểm toán độc lập, để các nhà quản lý, các nhà đầu tư, doanh nghiệp và công chúng kịp thời nắm bắt thông tin, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kiểm toán độc lập trong bối cảnh hiện nay.

Thứ sáu, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về hoạt động kiểm toán: Với sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức kế toán quốc tế, kiểm toán như IFAC, INTOSAI, ASOSAI… mà Việt Nam là thành viên thì việc trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp mang tính toàn cầu là tất yếu và đó cũng là điều kiện quan trọng giúp cho các kiểm toán viên, các tổ chức kiểm toán và hội nghề nghiệp kiểm toán của Việt Nam trao đổi kỹ năng nghề nghiệp, tiếp cận với phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán mới và ngày càng phát triển mạnh mẽ.  

Công ty dịch vụ kiểm toán độc lập uy tín

Dịch vụ kiểm toán bctc là dịch vụ thế mạnh của công ty chúng tôi với các kiểm toán viên – kế toán viên chuyên nghiệp sẽ mang đến dịch vụ kiểm toán với chất lượng dịch vụ tốt nhất, phí dịch vụ kiểm toán rẻ nhất.

Công ty kiểm toán độc lập của chúng tôi được thành lập bởi đội ngũ kiểm toán viên trên 15 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp trên khắp cả nước như: thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp …. FTAC đã cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho hơn 1.000 Doanh nghiệp trên cả nước với phương châm Uy tín – Chuyên nghiệp – Phí dịch vụ tốt nhất.

Dịch vụ thế mạnh của chúng tôi

  • Kiểm toán báo cáo tài chính chuyên nghiệp.
  • Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành.
  • Dịch vụ tư vấn chuyển giá – lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết.
  • Dịch vụ tư vấn thuế – tư vấn quản lý.
  • Dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng.
  • Dịch vụ kiểm toán đấu thầu.
  • Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính để vay ngân hàng.
  • Dịch vụ chuyển giá.
  • Dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
  • Dịch vụ thành lập công ty.
  • Dịch vụ kế toán thuế trọn gói.

Những công ty nào bắt buộc phải kiểm toán theo luật kiểm toán độc lập

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
  • Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng.
  • Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm,…
  • Công ty có lợi ích công chúng ( Hiện đang niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán như Upcom, Hose, Hnx …)
  • Doanh nghiệp nhà nước.
  • Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia.
  • Doanh nghiệp, tổ chức có số vốn nhà nước nắm từ 20%.
  • Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết.
  • Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
  • Dự án tài trợ bằng nguồn vốn ODA.

Cần chuẩn bị gì khi kiểm toán báo cáo tài chính

  1. Sổ nhật ký chung của năm tài chính cần kiểm toán.
  2. Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản.
  3. Bảng phân bổ, trích khấu hao tài sản cố định
  4. Sổ phụ ngân hang, thư xác nhận số dư ngân hang
  5. Biên bản đối chiếu công nợ 131, 331, và thư xác nhận cuối kỳ
  6. Tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN, Quyết toán thuế TNDN, TNCN
  7. Hợp đồng lao động, bảng lương, thoả ước lao động tập thể, quy chế lương ….
  8. Hợp đồng mua bán hang hoá, dịch vụ.
  9. Hoá đơn mua – bán hang hoá.
  10. Báo cáo tài chính.
  11. Sổ sách kế toán đã in.

Dịch vụ kiểm toán Chúc các bạn thành công.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét