Thói quen giúp bạn sở hữu EQ vượt trội để dễ dàng hòa nhập
'Giữ cái đầu lạnh' trong môi trường làm việc là một trong những
bí quyết giúp chúng ta có được thành công và tín nhiệm từ người khác.
Hạnh phúc và công việc có liên quan mật thiết với nhau. Làm
việc chiếm dụng phần lớn thời gian trong cuộc sống, mà thời gian lại là nguồn
tài nguyên vô cùng quý giá. Người trẻ vừa mới bước vào môi trường làm việc thường
gặp rất nhiều khó khăn vì mái trường và công sở là hai nơi hoàn toàn khác nhau.
Một số người từng có thành tích học tập rất giỏi nhưng đến khi đi làm thì trắc trở muôn trùng. Bên cạnh đó, nhiều người từng là học sinh kém nhưng đến lúc bước chân vào môi trường làm việc thì như cá gặp nước. Trên thực tế, ở đa số các ngành nghề, trí thông minh (IQ) lại không quan trọng bằng trí tuệ cảm xúc (EQ).
Trí tuệ cảm xúc là khả năng phản ứng chính xác bằng cách đặt
mình vào vị trí của người khác, nhận thức và xử lý cảm xúc của chính mình trong
quá trình đối nhân xử thế.
Sau đây là 10 tips sử dụng EQ giúp bạn dễ dàng hòa nhập vào
môi trường công sở và đạt được thành công trong sự nghiệp:
1. Đừng dễ dàng nóng giận
Chúng ta thường rất dễ nổi giận khi đòi hỏi mọi người và mọi
thứ xung quanh chúng ta đều phải hoàn hảo. Chấp nhận hiện thực là bước khởi đầu
của thành công. Khi gặp phải những chuyện ngoài ý muốn, bạn phải bình tĩnh nhìn
nhận vấn đề và nhanh chóng tìm cách giải quyết.
Ngoài ra, sự nóng giận của con người thường xuất phát từ
thói quen: Nghiêm khắc với người khác và dễ dãi với chính mình.
Sau đây là 2 phương pháp đơn giản giúp bạn kiểm chế được cảm
xúc của chính mình:
- Khi trong lòng đang tức giận, bạn đừng nên đưa ra bất kỳ
quyết định bốc đồng nào và đồng thời không nói ra điều có thể khiến bạn sẽ hối
hận về sau.
- Hít thở sâu 10 lần, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn.
"Chất độc" của sự tức giận sẽ từ từ tan biến và bạn cảm thấy thật may
mắn khi trước đó đã không làm ra hành vi quá trớn nào.
2. Đừng phàn nàn và đừng bị "dắt mũi" bởi những
người thích phàn nàn
Nếu suốt ngày chỉ biết phàn nàn về công việc thì những gì
chúng ta đang làm không hề có ý nghĩa. Thái độ này sẽ khiến chúng ta mất đi sự nghiêm
túc trong công việc và từ đó gây nên hệ lụy nảy sinh những lời phàn nàn mới.
Vì vậy, mỗi khi muốn than vãn, bạn có thể tự nhủ với bản
thân 3 điều: Kiềm chế, nhẫn nại hoặc là từ bỏ. Thay vì bất mãn, bạn nên nhìn nhận
sự việc từ một góc độ khác. Không có công việc nào là hoàn hảo, nhưng chúng ta
có thể cố gắng làm cho nó tốt hơn từng ngày.
Khi bạn không còn thói quen phàn nàn về mọi thứ xung quanh,
điều bạn cần làm tiếp theo chính là nhắc nhở bản thân không bị ảnh hưởng bởi những
người hay than phiền. Cách tốt nhất chính là tránh xa họ bởi vì chúng ta có thể
thay đổi bản thân nhưng không có quyền khiến người khác thay đổi.
3. Đừng bao giờ nói "KHÔNG" với cấp trên ở nơi
công cộng
Mục đích cuối cùng của công việc không phải là "tìm
tòi, học hỏi", mà là "hoàn thành công việc được giao", làm tốt mọi
thứ với thời gian và nguồn lực có hạn.
Một tập thể hoạt động hiệu quả hay không còn phải phụ thuộc
vào sự tín nhiệm của cấp trên đối với cấp dưới.
Trái đất có 7 tỷ người, trong đó có ít nhất 6,999 tỷ người
luôn muốn bản thân được người khác tôn trọng và không thích bị từ chối trực tiếp.
Ở nơi công cộng, trực tiếp nói “Không” với cấp trên là một hành động mang chỉ số
EQ rất thấp bởi vì bạn đã vô tình khiến cho sếp mất mặt trước mọi người.
Khi bất đồng quan điểm với cấp trên, mặc dù có quyền bày tỏ
nhưng cũng không vì vậy mà chúng ta có thể nói ra bất mãn của mình ở nơi công cộng.
Bạn có thể giải thích, đưa ra quan điểm của mình một cách hợp
lý và mang tính xây dựng trong thời điểm thích hợp. Điều này không chỉ giúp bạn
bày tỏ được sự tôn trọng với cấp trên mà còn thể hiện sự nhiệt tình, tâm huyết
với công việc.
4. Đừng tỏ ra mình là người thông minh nhất và đừng giả bộ mình là người thông minh
Ở môi trường làm việc, thái độ của đồng nghiệp đối với bạn
có sức ảnh hưởng nhất định. Nếu đồng nghiệp không thân thiện và không sẵn lòng
hợp tác thì sẽ khiến chúng ta rơi vào tình trạng cực kì khó khăn.
Do đó, khi cố tỏ ra thông minh hơn người khác, bạn sẽ khiến
họ cảm thấy bẽ mặt, bị xúc phạm. Từ đó, họ sẽ xem bạn như cái gai trong mắt và
đương nhiên tiếp theo sẽ là những rắc rối không đáng có. Cho dù là người có chỉ
số IQ cao nhất, bạn vẫn nên dẹp bỏ sự kiêu căng, ngạo mạn của mình và hãy cố
nhìn vào ưu điểm, sự nỗ lực của người khác.
5. Đừng tập trung vào những thứ mà bạn không thể thay đổi
Vấn đề của đa số chúng ta chính là thường phí thời gian vào
việc thay đổi một vài thứ vượt quá khả năng của họ. Nhiều người thích ảo tưởng
về việc công ty sẽ ra sao, sẽ phát triển như thế nào nếu họ trở thành CEO.
Nhưng nói thì dễ, làm thì khó.
Chỉ khi trở thành một nhân viên lành nghề, bạn mới có thể trở
thành nhà quản lý kinh doanh và hoạch định các dự án thực tế. Chỉ khi trở thành
một người quản lý xuất sắc, bạn mới có thể điều hành các bộ phận và vạch ra
phương hướng kinh doanh. Chỉ khi trở thành một giám đốc bộ phận xuất chúng, bạn
mới có thể quản lý công ty, xác định chiến lược và nỗ lực áp dụng thực tiễn.
6. Hãy giữ bình tĩnh trong mọi tình huống\
Mỗi ngày, chúng ta đều gặp phải những chuyện ngoài ý muốn.
Khi sự việc vượt khỏi tầm kiểm soát, chúng ta thường nảy sinh cảm giác căng thẳng,
lo lắng, cảm thấy bản thân vô năng và thậm chí còn muốn từ bỏ.
Đối mặt với sự cố bất ngờ, bạn đừng nên chăm chăm vào việc đổ
trách nhiệm cho người này người kia, mà hãy tìm cách để giải quyết vấn đề. Đến
khi mọi việc đã ổn thỏa, tinh thần của bạn cũng dần dần bình ổn trở lại.
"Giữ cái đầu lạnh" trong môi trường làm việc là một
trong những bí quyết giúp chúng ta có được thành công và tín nhiệm từ người
khác.
7. Tư duy logic ở mọi lúc mọi nơi
Một người trưởng thành không có năng lực tư duy logic thì
tinh thần của họ vĩnh viễn là một đứa trẻ mãi chẳng lớn khôn. Chỉ khi học được
cách sử dụng logic, bạn mới có đủ năng lực để phân biệt thị phi đúng sai, nhìn
rõ tốt xấu, tìm thấy trọng điểm trong những vấn đề rối ren.
Một phương pháp đơn giản để kiểm tra năng lực logic của một
người chính là để họ miêu tả lại vấn đề phức tạp trên nhiều phương diện khác
nhau. Theo đó, người có năng lực logic sẽ biết cách vận dụng những yếu tố như
nhân vật chủ chốt, thời gian, không gian, quan hệ lợi và hại để thu gọn vấn đề.
Người không có năng lực logic đương nhiên không thể sắp xếp
công việc ổn thỏa trong thời gian ngắn, khó nâng cao thành tích và tiến bộ.
8. Giúp người khác cảm thấy vui và thoải mái
Chính vì thế, lúc người khác phạm lỗi, bạn đừng nên vội vàng
chỉ trích mà đổi sang phương pháp trao đổi riêng tư thích hợp hơn. Khi người
khác gặp phải khó khăn, bạn cũng nên sẵn sàng giúp đỡ để nhận lại sự yêu mến từ
họ. Một mối quan hệ có sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau thì đương nhiên sẽ trở nên
gắn bó và có lợi về sau hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, bạn đừng để việc giúp đỡ người khác trở nên cực
đoan: Cố gắng lấy lòng và xu nịnh. Điều này không chỉ khiến chúng ta mệt mỏi mà
còn khiến cuộc đời trở thành vòng khổ sai bất tận.
9. Dũng cảm bày tỏ ý kiến nếu cần thiết
Mặc dù quan tâm đến cảm nhận của người khác là điều cần thiết,
nhưng không vì thế mà chúng ta phải trở thành kẻ suốt ngày chỉ biết "vâng
lời".
Nếu bất đồng quan điểm, bạn phải dũng cảm lên tiếng thể hiện
ý kiến của mình một cách thông minh nhất. Sự phát triển của một công ty được
xây dựng nên từ những mâu thuẫn và tranh luận trong quan điểm cá nhân. Mỗi người
đều phải đóng góp toàn bộ tài trí của mình để tạo nên sức mạnh của toàn thể.
Nếu bạn đang làm việc ở nơi không cho phép cá nhân bày tỏ ý kiến thì hãy nghỉ việc ngay. Đời người có hạn, thời gian chẳng đợi chờ chúng ta, đừng phí công loay hoay với những thứ không đáng.
(Nguồn: Zhihu)
Xem thêm:
https://dichvukiemtoancaf.com/dich-vu-kiem-toan
https://dichvukiemtoancaf.com/gioi-thieu-ve-dich-vu-kiem-toan-caf
0 Nhận xét