Dịch vụ kế toán trọn gói uy tín hộ kinh doanh
10
năm cung cấp dịch vụ đăng ký làm giấy phép hộ kinh doanh cá thể, dịch vụ kiểm
toán độc lập, dịch vụ kế toán hộ kinh doanh cá thể, Chúng tôi cam kết mang đén
quý khách hàng dịch vụ một cách nhanh chóng – chuyên nghiệp và chính xác nhất –
phí dịch vụ báo cáo thuế cho hộ kinh doanh rẻ nhất.
CÔNG TY KIỂM TOÁN KẾ TOÁN BCTC UY TÍN
Với kinh nghiệm hơn 10 năm cung cấp dịch vụ đăng ký làm giấy phép hộ kinh doanh cá thể với các kế toán viên có nhiều năm kinh nghiệm đã cung cấp
dich vu thanh lap ho kinh doanh cho hơn 1000 cá nhân trên khắp cả nước, Dichvukiemtoanbctc.com chúng tôi là đơn vị hàng đầu về dịch vụ thành lập hộ kinh
doanh cá thể, dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp.
- Dịch vụ thành lập công ty/HKD.
- Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài
chính.
- Kiểm toán quyết toán dự án xây
dựng hoàn thành.
- Hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Kế toán trọn gói chuyên nghiệp.
- Lập báo cáo chuyển giá.
- Hoàn thiện sổ sách HKD.
- Lập báo cáo tài chính ho kinh
doanh ca the chuyên nghiệp.
HỘ KINH DOANH (HKD) CÁ THỂ LÀ GÌ?
Là loại hình kinh doanh được đăng ký
bởi cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp
quận/huyện và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt
động kinh doanh.
Hộ kinh doanh cá thể không giới hạn số
lượng lao động. Đồng thời, hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều
địa điểm nhưng chỉ được đăng ký trụ sở chính tại 1 địa chỉ duy nhất trên phạm
vi toàn quốc.
Các loại thuế hộ kinh doanh phải
nộp
Căn cứ tại điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP tại Bộ luật Quản lý thuế, hộ kinh doanh cá
thể cần phải nộp các loại thuế là:
1. Lệ
phí thuế môn bài.
2. Thuế
giá trị gia tăng (GTGT).
3. Thuế
thu nhập cá nhân (TNCN).
Mức thuế khoán môn bài
Theo Thông tư 65/2020/TT-BTC thì mức thuế đối với hộ gia
đình, cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh như sau:
1. Các
cá nhân, nhóm các nhân, hộ gia đình có mức doanh thu bình quân trên 500 triệu đồng/năm
thì mức thuế khoán môn bài cả năm là 1.000.000 đồng/năm.
2. Các
cá nhân, nhóm các nhân, hộ gia đình có mức doanh thu bình quân trên 300 triệu đồng/năm
thì mức thuế khoán môn bài cả năm là 500.000 đồng/năm.
3. Các
cá nhân, nhóm các nhân, hộ gia đình có mức doanh thu bình quân trên 100 đến 300
triệu đồng/năm thì mức thuế khoán môn bài cả năm là 300.000 đồng/năm.
– Doanh thu làm căn cứ xác định mức thu lệ phí đối với cá
nhân, hộ gia đình (trừ trường hợp cá nhân cho thuê tài sản) là tổng thu nhập
tính thuế thu nhập cá nhân của năm trước liền kề từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh (trừ hoạt động cho thuê tài sản) của các địa điểm kinh doanh theo theo
quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động kinh
doanh của cá nhân cư trú;
– Cá nhân, hộ gia đình đã giải thể, ngừng sản xuất kinh
doanh nay hoạt động trở lại không xác định được thu nhập của năm trước liền kề
thì thu nhập làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm
tính thuế có cùng quy mô, địa bàn, ngành nghề của cơ sở sản xuất, kinh doanh
theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
– Cá nhân, các cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh đã
giải thể nhưng đã kinh doanh trở lại thì trong thời gian 6 tháng đầu năm thì
phải đóng lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm thì đóng 50%
lệ phí môn bài cả năm.
Cách tính thuế
TNCN và thuế GTGT đối với hộ kinh doanh mới nhất cập nhật đến năm 2023
Đối với thuế TNCN và thuế GTGT đều có nguyên tắc tính đối
với hộ kinh doanh cá thể.
Nguyên tắc tính thuế TNCN, GTGT hộ kinh doanh
Nguyên tắc tính thuế khoán hộ kinh doanh căn cứ theo Thông
tư 40/2021/TT-BTC và Thông tư 100/2021/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc tính thuế đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh
doanh được thực thi theo các quy định của pháp luật về thuế TNCN, thuế GTGT và
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Theo quy định của pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN thì
cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động kinh doanh, sản xuất trong năm
theo lịch dương có tổng doanh thu dưới 100 triệu đồng thì không phải nộp thuế
GTGT và TNCN.
Cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh theo hình thức nhóm cá
nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu/đồng trở xuống cần xác nhận cá
nhân để không phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT được xác định dành cho một người
duy nhất đại diện cho nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh
cá thể
Số thuế TNCN phải nộp = Tỷ lệ thuế TNCN x Doanh thu
tính thuế TNCN
Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ thuế GTGT x Doanh thu tính
thuế GTGT
Doanh thu tính thuế khoán hộ kinh doanh được tính như sau:
Đối với các cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh thì doanh thu
tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là các loại thuế hộ kinh doanh phải
nộp (thuộc trường hợp chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền hoa hồng, tiền
gia công, tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả:
Các khoản hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mãi, thưởng, chiết
khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, chi phí hỗ trợ bằng tiền hoặc không
bằng tiền.
Các khoản phụ thu, trợ giá, phí thu thêm được hưởng theo
quy định.
Các khoản bồi thường do vi phạm hợp đồng hay các khoản bồi
thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN).
Các nguồn doanh thu khác mà cá nhân kinh doanh, hộ kinh
doanh có được không phân biệt thu được tiền hay chưa.
Tỷ lệ phần trăm thuế tính theo doanh thu khoán
Trường hợp cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh hoạt động đa
lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân kinh doanh, hộ gia đình phải thực hiện kê khai
và tính theo tỷ lệ phần trăm thuế trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành
nghề.
Trường hợp cá nhân kinh doanh, hộ gia đình không xác định
được doanh thu của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định trái với thực tế thì
cơ quan thuế sẽ ấn định doanh thu tính thuế cho từng lĩnh vực, ngành nghề theo
quy định của pháp luật về thuế.
Những yếu tố để kê khai thuế khoán đối với hộ kinh doanh
thủ tục kê khai thuế khoán cho hộ kinh doanh
Để tính kê khai thuế khoán, hộ kinh doanh cá thể cần phụ
thuộc vào những yếu tố dưới đây để thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
Căn cứ xác định thuế khoán đối với hộ kinh doanh bao gồm:
– Hồ sơ khai thuế khoán do chủ hộ khoán tự kê khai dựa trên
doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế.
– Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế
– Tham vấn các ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế của xã,
phường, thị trấn
– Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi
từ Uỷ ban nhân dân, Hội đồng tư vấn thuế, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị
trấn, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.
Hồ sơ khai thuế đối với HỘ KINH DOANH GIA ĐÌNH
– Cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các hộ
khoán kể từ ngày 20/11 đến ngày 05/12 hàng năm.
– Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thì hồ sơ khai
thuế đối với hộ khoán là Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo
Thông tư 40/2021/TT-BTC.
– Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế phát
hành, bán lẻ theo từng lần phát sinh, khi khai thuế thì hộ khoán phải kê khai
thuế đối với phần doanh thu của hóa từng lần phát sinh và sử dụng. Các hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh nộp tờ khai thuế theo mỗi số 01/CNKD và kèm theo các
tài liệu sau:
Bản sao hợp đồng kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng
nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán.
Bản sao của biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
Bảng kê hàng hóa trao đổi, mua bán của cư dân biên giới nếu
là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng
hóa nông sản trong nước; cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để
minh chứng là hàng hóa do cá nhân tự cung cấp, sản xuất.
Mức thuế khoán cho ngành răng hàm
mặt là bao nhiêu cập nhật mới nhất đến năm 2023
Đối với thuế GTGT
– Nếu phòng
khám cung ứng dịch vụ khám, chữa các bệnh về răng miệng như: khám răng, nhổ
răng, chữa viêm nướu, nội nha thì không phải nộp thuế GTGT.
– Nếu phòng
khám cung ứng dịch vụ thẩm mỹ về răng như: niềng răng, tẩy trắng răng… thì phải
chịu thuế suất 10% số thuế giá trị đầu vào.
– Nếu phòng
khám sử dụng cả hai dịch vụ không chịu thuế và chịu thuế thì phải hạch toán
riêng thuế GTGT cho từng dịch vụ. Phòng khám phải phân bổ theo doanh thu nếu có
hóa đơn đầu vào sử dụng chung.
Đối với
thuế thu nhập cá nhân
Đối với hộ khoán hoạt
động kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải nộp thuế
thu nhập cá nhân. Nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì sẽ phải nộp thuế
thu nhập cá nhân với tỷ lệ thuế TNCN là 1%.
Công ty dịch vụ kế toán HỘ KINH DOANH - DV kiểm toán uy tín
https://www.instapaper.com/p/kiemtoanbctc
https://www.youtube.com/@Dichvukiemtoanbctc/featured
0 Nhận xét