Sự hình thành ban đầu và phát triển ngành kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập là gì là gì?
Về cơ bản, nếu như công việc kế toán là việc cung cấp thông
tin về tài chính của một tổ chức kinh tế thông qua các công cụ là báo cáo tài
chính thì công việc của một kiểm toán viên sẽ là kiểm tra và xác minh tính
trung thực của những báo cáo tài chính đó.
Nói cách khác, kiểm toán kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá tất
cả các bằng chứng có liên quan đến những thông tin tài chính được cung cấp bởi
kế toán viên nhằm xác minh tính chính xác và lập báo cáo về mức độ phù hợp giữa
những thông tin đó với các chuẩn mực chung đã được công nhận.
Với đặc thù công việc như vậy, ngành kiểm toán có sức ảnh hưởng
rất lớn tới nhiều đối tượng, không chỉ đối với công ty được kiểm tra mà còn cả
những nhà đầu tư có quan tâm tới tình hình tài chính của công ty đó.
>>> Tham khảo thêm: Phí dịch vụ kiểm toán.
Kiểm toán trên thế giới hình thành và phát triển như thế nào?
Kiểm toán ra đời vào khoảng thế kỷ thứ ba trước công nguyên
gắn liền với nền văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại.
Ở thời kỳ đầu, kiểm toán chỉ mới ở mức độ sơ khai, biểu hiện
là những người làm công tác kiểm toán đọc to những số liệu, tài liệu cho một
bên độc lập nghe và sau đó chứng thực; Khi xã hội phát triển xuất hiện của cải
dư thừa, hoạt động kế toán ngày càng được mở rộng và ngày một phức tạp thì việc
kiểm tra, kiểm soát về kế toán và tài chính càng được quan tâm hơn chú trọng
hơn trước nhằm đảm bảo số liệu trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.
Cùng với sự phát triển của thị trường, sự tích tụ và tập
trung tư bản đã làm cho sự phát triển của các doanh nghiệp và các tập đoàn ngày
càng mở rộng. Sự tách rời giữa quyền sở hữu của ông chủ và người quản lý, người
làm công ngày càng xa, đã đặt ra cho các ông chủ một cách thức kiểm soát mới.
Phải dựa vào sự kiểm tra của những người chuyên nghiệp hay
những kiểm toán viên bên ngoài. Việc kiểm tra đi dần từ việc kiểm tra ghi chép
kế toán đến tuân thủ quy định của pháp luật và mãi đến những thập niên 80, kiểm
toán hoạt động bắt đầu được hình thành và phát triển, nhưng hiện nay đã trở
thành lĩnh vực trung tâm của kiểm toán nói chung, đặc biệt là kiểm toán Nhà nước
và kiểm toán nội bộ.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, từ việc phá sản của hàng loạt
tổ chức tài chính và sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã bộc lộ rõ những hạn
chế của kiểm tra kế toán, sự kiểm tra trên cùng một hệ thống. Chính từ đây, việc
kiểm tra kế toán buộc phải được chuyển sang một giai đoạn mới, yêu cầu kiểm tra
kế toán một cách độc lập đã được đặt ra.
Kiểm toán độc lập tại Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ sau khủng hoảng về tài chính vào những năm 1929,
đến năm 1934 Ủy ban bảo vệ và trao đổi tiền tệ (SEC) đã xây dựng và ban hành
quy chế về kiểm toán viên bên ngoài.
Đồng thời, trường đào tạo kế toán viên công chứng của Hoa Kỳ
(AICPA) đã in ra mẫu chuẩn đầu tiên về báo cáo kiểm toán tài khoản của các công
ty. Cũng trong giai đoạn này, ở các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp đã bắt
đầu xuất hiện và phát triển chức năng kiểm tra một cách độc lập trong nội bộ với
tên gọi kiểm toán nội bộ; Năm 1942 Viện kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA) được
thành lập và đã đi vào hoạt động đào tạo các kiểm toán viên nội bộ. Đồng thời,
Viện đã xây dựng và ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ vào năm
1978.
Ngành kiểm toán dịch vụ tại Việt Nam ra đời và phát triển như thế nào
Nếu như thuật ngữ kiểm toán và hoạt động nghề nghiệp kiểm
toán đã được biết đến và phát triển từ lâu trên thế giới thì tại Việt Nam kiểm
toán mới được chấp nhận từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý từ nền kinh tế kế hoạch
hóa sang nền kinh tế thị trường có định hướng của nhà nước.
Trong cơ chế quản lý kinh tế mới, Nhà nước lãnh đạo và quản
lý nền kinh tế không phải bằng biện pháp hành chính mà bằng pháp luật, bằng biện
pháp kinh tế, bằng đòn bẩy và công cụ kinh tế. Kinh tế thị trường cũng đòi hỏi
các hoạt động kinh tế - tài chính phải diễn ra một cách bình đẳng, công khai,
minh bạch. Hoạt động kiểm toán hình thành và phát triển trở thành một nhu cầu tất
yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý tài chính.
Thừa hưởng được những thành quả trong sự phát triển của
ngành nghề kiểm toán trên thế giới, ngay từ những ngày đầu, cả ba loại hình kiểm
toán: Kiểm toán độc lập, Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán nội bộ đều được chú ý
hình thành và phát triển ở Việt Nam.
Kiểm toán độc lập
Ngày 13/5/1991, Bộ Tài chính đã ký quyết định thành lập hai
công ty Kiểm toán đầu tiên: Công ty Kiểm toán Việt Nam – VACO (nay là công ty 6
Deloitte Việt Nam) và Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Việt
Nam –AASC (nay là công ty TNHH Tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán). Số lượng
nhân viên ban đầu chỉ khoảng 15 người và hầu như chưa có chứng chỉ kiểm toán
viên là chứng chỉ hành nghề phải có theo quy định.
Hoạt động kiểm toán độc lập cũng lần đầu tiên được luật hóa
bằng việc Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân được ban hành
kèm NĐ 07/CP ngày 29/1/1994. Trải qua hơn 16 năm phát triển, hoạt động kiểm
toán độc lập ở nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ cả mặt lượng và chất. Nhận
thức về vai trò của kiểm toán độc lập và vị thế của kiểm toán ngày càng được khẳng
định trong nền kinh tế thị trường Việt Nam.
Đặc biệt, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định
105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về Kiểm toán độc lập (được sửa đổi bổ sung bằng
Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005) đã tạo một “luồng gió mới”, đẩy nhanh
quá trình phát triển của ngành kiểm toán Việt Nam.
Theo thống kê, đến năm 2006, Bộ Tài chính đã công nhận và cấp
chứng chỉ kiểm toán viên cho 1.234 người. Trong số này, có 120 người có chứng
chỉ kiểm toán viên quốc tế, chiếm 10% tổng số kiểm toán viên cả nước, 868 người
đang làm việc tại các công ty kiểm toán, cung cấp 20 loại hình nghiệp vụ chuyên
môn.
Đến nay, cả nước đã có khoảng 105 công ty kiểm toán, trong
đó có 6 công ty nhà nước, 66 công ty trách nhiệm hữu hạn, 4 công ty 100% vốn đầu
tư nước ngoài, 12 công ty cổ phần và 17 công ty hợp danh. Hiện 11 công ty được
các hãng kiểm toán quốc tế lớn công nhận là thành viên.
Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước được chính thức thành lập bằng việc Chính
phủ ban hành Nghị định số 70/CP ngày 11/07/1994. Luật Ngân sách nhà nước được
Quốc hội khóa IX thông qua ngày 20/3/1996 cũng quy định: “Kiểm toán Nhà nước là
cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp
pháp của các số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà 7 nước,
các đơn vị có nhiệm vụ thu, chi Ngân sách Nhà nước theo quy định của Chính phủ”.
Trong xu thế phát triển và hội nhập của đất nước ngày càng mạnh mẽ, yêu cầu đổi
mới quản lý kinh tế - xã hội đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước phải có những
thay đổi nhằm thích ứng được nhiệm vụ trong từng giai đoạn cụ thể. Kiểm toán
Nhà nước cũng không ngoại lệ trong quy luật đổi mới tất yếu này.
Vì vậy, ngày 20 tháng 4 năm 2005, Luật Kiểm toán Nhà nước được
thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa IX (có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2006) đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc xác lập địa vị pháp lý
và định hướng phát triển, thúc đẩy hoạt động của kiểm toán Nhà nước lên một tầm
cao mới. Theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước, vị trí pháp lý của Kiểm
toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do
Quốc hội thành lập. Ngoài ra, phần lớn các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và điều kiện để Kiểm toán Nhà nước bảo đảm hoạt động đều được xác lập ở mức
độ và yêu cầu cao hơn những quy định trước đây rất nhiều. Năm 2006 là năm đầu
tiên thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nước, trong đó Kiểm toán nhà nước đã triển
khai thực hiện 98 cuộc kiểm toán theo kế hoạch, đồng thời triển khai bổ sung một
số cuộc kiểm toán phát sinh theo các thỏa thuận quốc tế theo đề nghị của một số
đại sứ quán nước ngoài và của Bộ Tài chính. Kiểm toán nhà nước cũng tiến hành
kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2005 tại 24 tỉnh, thành phố, bộ,
ngành, 13 tổng công ty và 6 dự án, chương trình mục tiêu quốc gia với số đơn vị
trực thuộc là 339 đầu mối. Theo kết quả tổng hợp đến hết tháng 12/2006, qua hoạt
động kiểm toán đã phát hiện, xử lý về tài chính tổng số tiền hơn 11 nghìn tỷ đồng,
trong đó, kiến nghị xử lý tăng thu, giảm chi và xử lý tài chính khác gần bảy
nghìn tỷ đồng; kiến nghị xử lý các khoản nợ đọng Ngân sách nhà nước (thu tiền sử
dụng đất, thuế) tăng thêm hơn bốn nghìn tỷ đồng. Tính riêng 59 báo cáo kiểm
toán đã phát hành, Kiểm toán nhà nước đã phát hiện và kiến nghị tăng thu Ngân
sách nhà nước, ghi thu, ghi chi, đưa vào quản lý qua ngân sách 5.027 tỷ đồng,
vượt xa so với hơn 4.000 tỷ đồng của toàn bộ báo cáo kiểm toán năm 2005. Bên cạnh
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán, việc công
khai báo cáo kết quả kiểm toán Nhà nước hàng năm đã góp phần khẳng định vai trò
của Kiểm toán Nhà nước trong việc minh bạch hóa nền tài chính quốc gia.
Kiểm toán nội bộ
Nếu như kiểm toán độc lập đã có mặt ở Việt Nam được hơn 10
năm thì cho đến nay khái niệm kiểm toán nội bộ vẫn còn xa lạ với nhiều nhà quản
lý. Hiện nay khung pháp lý cao nhất cho hoạt động kiểm toán nội bộ là Luật
Doanh nghiệp (cũ và mới). Các doanh nghiệp nhà nước có thêm quy định, hướng dẫn
về kiểm toán nội bộ thông qua Quy chế kiểm toán nội bộ số 832 (28/10/1997).
Những công ty kiểm toán uy tín hiện nay
Công Ty TNHH Deloitte Việt Nam
Deloitte – một trong các công ty kiểm toán Big 4 tại Việt
Nam có quy mô lớn và chất lượng chuyên nghiệp. Trong những năm hoạt động tại Việt
Nam, Deloitte đã và đang cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ đa dạng, đạt chuẩn
Quốc tế có thể kể đến như: kiểm toán, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực, tư vấn
và giải pháp doanh nghiệp…
Để có những dịch vụ chất lượng phục vụ cho khách hàng,
Deloitte đã chú trọng phát triển các yếu tố của một công ty kiểm toán uy tín
như: bồi dưỡng, đào tạo nhân sự nâng cao chuyên môn, tập trung cải thiện chất
lượng dịch vụ tốt nhất, luôn hỗ trợ khách hàng, đối tác…
Web: https://www2.deloitte.com/
Công Ty PWC Việt Nam - TNHH Pricewaterhousesecoopers Việt Nam
PwC Việt Nam không ngừng cam kết hỗ trợ các khách hàng tổ chức
và cá nhân. Công ty là thành viên của mạng lưới các công ty PwC tại 157 quốc
gia và có hơn 184.000 nhân viên.
Với đội ngũ chuyên gia có trình độ và kiến thức sâu rộng,
công ty cung cấp các dịch vụ toàn diện cho khách hàng của mình ở bất cứ nơi nào
họ kinh doanh ở châu Á và phần còn lại của thế giới. PwC là thương hiệu hàng đầu
thế giới về dịch vụ kiểm toán, thuế, pháp lý và tư vấn chuyên nghiệp.
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, công ty có khoảng
650 nhân viên tại hai văn phòng Hà Nội và TP.HCM.
WEB: https://www.pwc.com/vn/vn.html
Công Ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Là một trong Big 4 Việt Nam, EY luôn là công ty kiểm toán
hàng đầu được nhiều doanh nghiệp tin tưởng hợp tác. Các dịch vụ chất lượng mà
EY hỗ trợ cung cấp như: Kiểm toán, Thuế, Tư vấn
& Giao dịch tài chính…
Điều khác biệt trong việc hỗ trợ khách hàng, đội ngữ nhân sự
và cả cộng đồng phát triển tối đa tiềm năng của bản thân đã giúp Ernst &
Young Việt Nam trở thành công ty kiểm toán tại Thành phố Hồ Chí Minh được nhắc
đến nhiều nhất.
Hiện nay, EY đã có 2 văn phòng tại TP Hồ Chí Minh (Trụ sở
chính) và Hà Nội. Tại Việt Nam, EY đã hợp tác làm việc với một số khách hàng
danh tiếng như Dai-Ichi Life, Vietcombank…
Là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam
và đặc biệt là 1 big four kiểm toán, chi phí cho việc sử dụng dịch vụ tại Ernst
& Young Việt Nam khá cao, doanh nghiệp bạn có thể cân nhắc nếu như có điều
kiện.
CÔNG TY DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP UY TÍN
0 Nhận xét