Các thủ tục kiểm toán báo cáo tài chính mới nhất hiện nay
Thủ tục kiểm toán là một công việc do kiểm toán viên thực hiện
để nhằm thu thập một bằng chứng kiểm toán xác định gắn với mục tiêu kiểm toán; Trước
khi tìm hiểu về các thủ tục kiểm toán, có thể bạn sẽ muốn tìm hiểu trước một số
thông tin cần biết về kiểm toán.
Thủ tục kiểm toán (trong tiếng Anh là Audit procedures) là
thuật ngữ dùng để chỉ một công việc cụ thể do kiểm toán viên thực hiện để thu
thập một bằng chứng kiểm toán xác định gắn với mục tiêu kiểm toán.
>>> Xem thêm: Thủ tục kiểm toán phần hành tiền và tương đương tiền.
Phân loại thủ tục kiểm toán
Thủ tục
đánh giá rủi ro |
Đây là
chuẩn mực kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên cần phải thu thập hiểu biết về đơn
vị được kiểm toán và môi trường hoạt động, bao gồm cả phần kiểm soát nội bộ,
để từ đó có thể đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu trên các báo cáo tài chính
của khách hàng. |
Thủ tục
kiểm tra hoạt động kiểm soát |
Đây là
hiểu biết của kiểm toán viên về việc kiểm soát nội bộ được sử dụng nhằm để
đánh giá rủi ro kiểm soát cho mỗi nghiệp vụ – Mục tiêu kiểm toán liên quan. |
Thủ tục
kiểm toán cơ bản |
– Thủ tục
này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thu thập bằng chứng kiểm toán thích
hợp và đầy đủ. – Có 03
thủ tục kiểm toán cơ bản bao gồm: Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ; Thủ tục
phân tích; Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư. Cụ thể:
|
Kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản nào theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán?
Theo quy định tại Phần A Chương 100 Chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp kế toán, kiểm toán ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BTC quy định về
việc giới thiệu và các nguyên tắc đạo đức cơ bản như sau:
>>> Xem thêm: Thủ tục kiểm toán phần hành tài sản cố định.
Giới thiệu và các nguyên tắc đạo đức cơ bản
...
Các nguyên tắc đạo đức cơ bản
100.5 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tuân
thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản sau:
(a) Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả
các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh;
(b) Tính khách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi
ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và
kinh doanh của mình;
(c) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Thể hiện, duy
trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng
hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên
những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động
một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được
áp dụng;
(d) Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ các mối
quan hệ chuyên môn và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin
nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có
quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ
quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp, và cũng như không được sử dụng thông tin
vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên
thứ ba;
(e) Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy
định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của
mình.
>>> Xem thêm: https://dichvukiemtoanbctc.com/tai-nguyen
Các Chương từ 110 - 150 Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn
chi tiết về các nguyên tắc đạo đức cơ bản này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên có thể hiểu ngắn gọn kiểm
toán viên chuyên nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản sau đây
theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán:
- Tính chính trực.
- Tính khách quan.
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng.
- Tính bảo mật.
- Tư cách nghề nghiệp.
>>> Xem thêm: Cách hạch toán các nghiệp vụ thu hộ chi hộ.
Đặc trưng của thủ tục kiểm toán
Thứ nhất: Mỗi thủ tục kiểm toán được sử dụng đều có các
điểm mạnh và điểm yếu nhất định cho nên kiểm toán viên cần xem xét trong quá
trình sử dụng chúng để thực hiện cam kết kiểm toán.
Thứ hai: Mục đích của kiểm toán viên là xác định các thủ
tục kiểm toán để thu thập được các bằng chứng đáng tin cậy, nhằm đạt được sự hiểu
biết nhất định về các rủi ro kiểm toán với chi phí ít nhất.
Thứ ba: Kiểm toán viên cần tìm kiếm bằng chứng kiểm
toán đầy đủ và đáng tin cậy từ 03 giai đoạn khác nhau trong quy trình kiểm
toán. Tuy nhiên, khi kiểm toán viên thực hiện những thủ tục kiểm toán sẽ phát
sinh các mâu thuẫn cần được xem xét, giải quyết (chẳng hạn như chi phí kiểm
toán với độ tin cậy và số lượng bằng chứng).
CÔNG TY DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH BCTC
WEB: https://dichvukiemtoanbctc.com/
BÁO CHÍ NÓI VỀ CHÚNG TÔI:
https://plo.vn/co-nhung-loai-y-kien-kiem-toan-nao-va-vi-du-thuc-te-post815024.html
0 Nhận xét