Phương pháp hạch toán kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Phương pháp hạch toán kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo TT 200 và 133

Phần này đề cập đến vấn đề hạch toán dự phòng giảm giá hàngtồn kho theo thông tư 200 và thông tư 133.

Nguyên tắc thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Thứ nhất, trích lập dự phòng giảm giá HTK khi “có những bằng chứng xác thực tin cậy về sự suy giảm giá trị thuần có thể thực hiện so với giá gốc của hàng tồn kho”.

Thứ hai, việc hạch toán dự phòng hàng tồn kho được diễn ra cùng thời điểm lập báo cáo tài chính và cần tuân thủ theo các nguyên tắc của chuẩn mực kế toán Hàng tồn kho cũng như các nguyên tắc trong chế độ tài chính kế toán ban hành.

Thứ ba, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần rõ ràng theo từng loại vật liệu cụ thể. Đối với hàng hóa dở dang, kế toán viên lập dự phòng theo từng loại dịch vụ riêng biệt.

Thứ tư, theo quy ước giá trị thuần có thể thực hiện của HTK chính là giá bán ước tính trong kỳ sản xuất của hàng tồn kho.

Cuối cùng, khi thực hiện lập báo cáo tài chính, kế toán viên cần căn cứ vào các dữ liệu về số lượng, giá gốc, giá trị thuần. Từ đó thực hiện xác định các khoản dự phòng giảm giá HTK cần phải lập.

Ghi tăng giá vốn hàng bán và tăng dự phòng khi khoản dự phòng giảm giá HTK cuối kỳ lớn hơn khoản giảm giá được ghi ở sổ kế toán.

Ghi giảm giá vốn hàng bán và giảm dự phòng khi khoản dự phòng giảm giá HTK cuối kỳ thấp hơn khoản giảm giá được ghi ở sổ kế toán.

>>> Xem thêm: https://dichvukiemtoanbctc.com/cach-xac-dinh-ke-khai-thue-gtgt-theo-quy-hay-thang-moi-nhat.html

Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho (HTK) theo thông tư 200

Phần này cung cấp các kiến thức về việc hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư 200. Theo đó, các kiến thức kế toán viên cần nắm được gồm:

Tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (HTK)

Tài khoản 229 phản ánh dự phòng tổn thất tài sản. Tài khoản cấp 2 của tài khoản này hạch toán tài khoản 2294: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Theo thông tư 200, TK 2294 phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá của hàng tồn kho (HTK).

Kế cấu của tài khoản 229 gồm các phần:

Bên nợ: Hoàn nhập phần chênh lệch giữa số dư dự phòng tổn thất tài sản phải lập của kỳ này nhỏ hơn kỳ trước chưa sử dụng hết. Hoặc phần giá trị tổn thất tài sản được bù đắp.

Bên có: Trích lập các khoản dự phòng phản ánh tổn thất tài sản (tại thời điểm lập báo cáo).

Số dư bên có chính là số dự phòng tổn thất tài sản hiện có (thời điểm cuối kỳ kế toán).

Cách thực hiện hạch toán dự phòng

Kế toán viên chú ý đến 4 trường hợp có thể xảy ra như sau:

Trường hợp 1: Số dư dự phòng giảm giá HTK phải lập tại kỳ lớn hơn các kỳ trước. Lúc này trích lập bổ sung phần chênh lệch được ghi cụ thể như sau:

Nợ TK 632 (Tài khoản giá vốn hàng bán)

Có TK 2294 (Phản ánh dự phòng giảm giá hàng tồn kho).

Trường hợp 2: Số dư dự phòng giảm giá HTK phải lập tại kỳ nhỏ hơn số dư dự phòng đã trích lập các kỳ trước. Lúc này hoàn nhập bổ sung phần chênh lệch được ghi cụ thể như sau:

Nợ TK 2294 (Tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho).

Có TK 632 (Tài khoản giá vốn hàng bán)

Trường hợp 3: Xử lý dự phòng HTK bị hết hạn sử dụng, hư hỏng, không còn giá trị như sau:

Nợ TK 2294 (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho với số được bù đắp bằng mức dự phòng).

Nợ TK 632 (Tài khoản giá vốn hàng bán khi tổn thất cao hơn mức lập dự phòng).

Có TK 152, 153, 155, 156.

Trường hợp 4: Xử lý khoản dự phòng HTK khi có sự dịch chuyển từ doanh nghiệp vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Lúc này, sau khi bù đắp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho còn tăng vốn nhà nước thì kế toán ghi như sau:

Nợ TK 2294 (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho).

Có TK 411 (Vốn đầu tư chủ sở hữu).

Cách lập dự toán hàng tồn kho chính xác nhất.

>>> Xem thêm: Khi nào được trích lập dự phòng

Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư 133

Để hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư 133, kế toán viên cần chú ý các kiến thức sau đây:

Tài khoản dự phòng giảm giá HTK

Tài khoản phản ánh mức dự phòng tổn thất tài sản là TK 229 với tài khoản cấp 2 là TK 2294 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Đây là tài khoản phản ánh chi tiết tình hình trích lập hay hoàn nhập dự phòng của mức giảm giá HTK.

Hạch toán dự phòng hàng tồn kho theo thông tư 133 BTC

Tài khoản 229 (Dự phòng tổn thất tài sản) có kế cấu gồm các phần sau đây:

Bên nợ phản ánh mức hoàn nhập chênh lệch giữa số dư dự phòng tổn thất tài sản phải nhập của kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập kỳ trước chưa dùng hết. Hoặc thể hiện phần bù đắp giá trị tổn thất của tài sản từ số dư dự phòng được trích lập.

Bên có phản ánh trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm kế toán tiến hành lập BCTC.

Số dư bên có chính là số dư dự phòng tổn thất tài sản ở cuối kỳ kế toán.

>>> Xem thêm: Mua hàng không có hóa đơn xử lý thế nào

Cách thực hiện hạch toán dự phòng

Kế toán thực hiện hạch toán khi xảy ra các trường hợp như: Số dư dự phòng giảm giá hàng tồn kho kỳ này lớn hơn hoặc nhỏ hơn số đã trích lập của các kỳ trước.

Khi số dư lớn hơn, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 632: Phần chênh lệch giữa (Số dư dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này) và (Số dư đã trích lập từ các kỳ trước).

Có TK 2294: Phần chênh lệch giữa (Số dư dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này) và (Số dư đã trích lập từ các kỳ trước)

Khi số dư nhỏ hơn, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 2294:  Phần chênh lệch giữa (Số dư dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này) và (Số dư đã trích lập từ các kỳ trước).

Có TK 632:  Phần chênh lệch giữa (Số dư dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này) và (Số dư đã trích lập từ các kỳ trước).

CÔNG TY DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BCTC UY TÍN 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét