Tất tần tật về chứng chỉ kiểm toán viên CPA Việt Nam
Chứng chỉ CPA là gì? Những đối tượng nào đủ điều kiện thi
CPA VIỆT NAM và những môn thi kỳ thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề là gì? Bạn nên học chứng chỉ CPA hay ACCA … Cùng Dichvukiemtoanbctc tìm hiểu chi tiết nhất về nội dung này các bạn nhé.
Chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề là gì?
CPA (Certified Public Accountants) là chứng chỉ dùng để chỉ
những chuyên gia kế toán đã đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức và kinh
nghiệm được chứng nhận trên toàn cầu, do Bộ Tài chính cấp. Chứng chỉ này là
minh chứng về một cố vấn tài chính chuyên nghiệp, được các doanh nghiệp, tổ chức
săn đón; Hiện nay, chứng chỉ CPA được nhiều nước trên thế giới công nhận, mỗi
quốc gia sẽ có những đặc điểm khác nhau. Điển hình là CPA Việt Nam và CPA Úc, nếu
CPA của Việt Nam được Bộ Tài chính tổ chức thi và cấp bằng kèm nhiều điều kiện
khác thì CPA của Úc lại do Hội Kế toán công chức Úc tổ chức và cấp bằng.
CPA (Certified Public Accountants) là chứng chỉ dùng để chỉ
những chuyên gia kế toán đã đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức và kinh
nghiệm được chứng nhận trên toàn cầu, do Bộ Tài chính cấp; CPA đóng vai trò
tích cực trong sự nghiệp của mỗi người. Điều quan trọng là mỗi người cần nhận
ra rằng, sự học không kết thúc ở trường học, đó thực sự chỉ là khởi đầu cho cam
kết cả đời đối với việc giáo dục và phát triển liên tục.
Chức năng của chứng chỉ CPA Kiểm toán viên hành nghề
CPA là chứng chỉ minh chứng cho năng lực và kỹ năng vững chắc
của một kế toán - kiểm toán viên chuyên nghiệp, những người sở hữu CPA có thể
nâng cao thương hiệu của bản thân và chứng tỏ năng lực với xã hội. Là một kế
toán sở hữu CPA, chức năng của họ có thể bao gồm:
Tư vấn với ban lãnh đạo về các vấn đề tài chính, quản lý tài
chính cho cá nhân, doanh nghiệp
Xác định các vấn đề về tài chính và các lĩnh vực cần cải thiện
trong các quy trình, chính sách và thủ tục nội bộ của công ty
Tư vấn về rủi ro tài chính liên quan đến việc thực hiện các
dự án mới hoặc sáp nhập, hoạch định kế hoạch nhằm tiết kiệm chi phí cho doanh
nghiệp
Quản lý quá trình đầu tư, phân tích và quản lý kế hoạch kinh
doanh, quản lý sổ sách kế toán, kiểm toán, thuế,…
>>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói uy tín giá rẻ.
Kỳ thi chứng chỉ CPA tại Việt Nam
Điều kiện dự thi chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề
Theo Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về việc quản
lý, thi cử cũng như cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán, những người
tham dự kỳ thi chứng chỉ kế toán CPA cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
Đạt được bằng cử nhân Đại học trở lên chuyên ngành tài chính
kế toán, kiểm toán hoặc ngân hàng. Trường hợp học chuyên ngành khác thì tổng số
tiết học các môn như tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, phân tích hoạt động
tài chính phải đạt ít nhất là 7% trên tổng số tiết học cả khóa
Kinh nghiệm làm việc thực tế liên quan đến tài chính kế toán
phải từ 36 tháng trở lên, tính từ tháng tốt nghiệp đại học (hoặc bằng tạm thời)
cho đến thời điểm đăng ký thi. Hoặc 48 tháng trở lên tính từ tháng ghi quyết định
tốt nghiệp đại học cho đến thời điểm đăng ký dự thi nếu làm trợ lý kế toán
trong các doanh nghiệp kiểm toán
Đảm bảo quy chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ quy định
pháp luật. Đồng thời cung cấp đúng và đầy đủ giấy tờ, lệ phí niêm yết trước kỳ
thi.
Phạm vi công nhận
Chứng chỉ CPA Việt Nam được công nhận tại Việt Nam và đang
được công nhận từng phần tại Úc, cụ thể là được miễn 3/12 môn thi CPA Úc. Sở hữu
chứng chỉ này giúp mỗi cá nhân có nhiều cơ hội hơn để trở thành kiểm toán viên,
đồng thời khẳng định được vị thế trong khối Asean và Úc.
Hồ sơ dự thi chứng chỉ
Phiếu đăng ký dự thi hợp lệ
Thẻ dự thi hợp lệ
Sơ yếu lý lịch
3 ảnh màu cỡ 3x4, phong bì theo quy định
Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công
dân
Bản sao Bằng tốt nghiệp
Các môn thi của CPA Việt Nam
Chứng chỉ kế toán viên bao gồm 4 môn thi viết, 1 môn làm
trong 180 phút:
Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
Thuế và quản lý thuế nâng cao;
Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
Chứng chỉ kiểm toán viên có tổng 7 môn thi viết, 1 môn 180
phút
Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
Thuế và quản lý thuế nâng cao;
Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;
Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
Ngoại ngữ trình độ C của Anh/ Nga/ Pháp/ Trung Quốc/ Đức
Thể thức thi chứng chỉ
Với tất cả các môn thi trừ môn ngoại ngữ, người dự thi phải
thực hiện một bài viết trong vòng 190 phút. Đối với môn thi ngoại ngữ, người dự
thi phải thực hiện bài thi viết trong vòng 120 phút.
Quy trình tổ chức kỳ thi chứng chỉ CPA
Thông thường, kỳ thi chứng chỉ CPA Việt Nam được Bộ Tài
chính tổ chức thi mỗi năm một lần vào quý 3 hoặc quý 4. Hội đồng thi sẽ thông
báo chính thức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến điều kiện,
tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm thi cùng các thông tin cần thiết khác ít nhất
trước 36 ngày.
Trong thời hạn chậm nhất là 36 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ
thi, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi từng môn và thông báo cho tất cả các
thí sinh. Trong trường hợp đặc biệt, nếu cần kéo dài thời gian công bố kết quả
thì Chủ tịch Hội đồng sẽ quyết định tuy nhiên không được kéo dài quá 30 ngày.
Điều kiện để nhận được chứng chỉ CPA
Mỗi năm, trung bình có khoảng 4000 - 5000 người đăng ký thi
chứng chỉ CPA. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có khoảng 10% đạt tiêu chuẩn. Với những
điều kiện khắt khe cũng như quá trình thi nhiều thử thách, tỷ lệ đậu khá thấp.
Người đủ điều kiện để nhận chứng chỉ CPA phải đạt được tổng là 38 điểm trở lên
cho 6 môn thi (không bao gồm ngoại ngữ). Đồng thời, các môn thi phải đạt từ 5
điểm trở lên.
Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ CPA
Theo Thông tư mới số 296/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm
2016, chứng chỉ đăng ký hành nghề kế toán CPA có thời hạn tối đa là 60 tháng
(tương đương với 5 năm), nhưng không được quá ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm
kể từ năm bắt đầu Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có hiệu lực.
Kỹ năng CPA cần phải có
Không có kỹ năng cố định nào mà tất cả các CPA đều sở hữu.
Tuy nhiên, một số kỹ năng dưới đây rất quan trọng cho một CPA thành công:
Kỹ năng kỹ thuật; Kỹ năng tổ chức.
Tư duy phản biện.
Giải quyết vấn đề.
Giao tiếp.
Chú ý đến chi tiết.
Tư duy phân tích.
Sự nhạy bén trong kinh doanh.
Kỹ năng kỹ thuật.
Kiến thức kỹ thuật sâu rộng nhằm thực hiện nhiệm vụ công
việc một cách hiệu quả.
Kỹ năng tổ chức … Và nhiều kỹ năng khác cần có và phát triển.
CÔNG TY DỊCH VỤ KIỂM TOÁN UY TÍN
Tin tham khảo thêm:
0 Nhận xét