Tất cả các kinh nghiệm mở công ty kinh doanh
PHI THƯƠNG BẤT PHÚ là câu nói mà ông bà chúng ta thường nói,
quả đúng thế kinh doanh giúp chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn, vậy để bắt đầu
kinh doanh chung ta cần lưu ý gì? Nên thành lập công ty Tnhh hay công ty cổ phần? Cách thành lập công ty cổ phần, Cần bao nhiêu vốn để có thể mở công ty kinh doanh? … Cùng DICHVUKIEMTOANBCTC để
tìm hiểu chi tiết nhất các bạn nha.
Cơ sở pháp lý hiện hành
Luật doanh nghiệp 2020.
Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào khi bắt đầu khởi nghiệp các bạn?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Việt Nam có 5 loại hình doanh
nghiệp phổ biến với những đặc điểm riêng. Theo đó, chủ doanh nghiệp căn cứ vào
điều kiện thực tế của công ty mình để chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp
nhất. Cụ thể:
Công ty cổ phần: Là loại công ty có từ ba người hoặc tổ chức
trở lên (có thể thuê hoặc chỉ định người đại diện theo pháp luật), công ty cổ
đông không hạn chế tối đa số lượng cổ đông do đó có thể tận dụng cơ hội để phát
hành cổ phiếu huy động vốn cho doanh nghiệp, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm
vi số vốn điều lệ đã góp.
Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên: Loại hình công ty có từ 2
đến 50 thành viên góp vốn. Xác định có thể xác định số thành viên thực tế là
bao nhiêu để có thể chọn loại hình doanh nghiệp. Thành viên có thể là cá nhân/tổ
chức (làm thuê hoặc đại diện hợp pháp), chịu trách nhiệm pháp lý ở phạm vi vốn
ban đầu đã góp.
Công ty TNHH 1 thành viên: Đây là loại hình công ty do một
cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu (có thể thuê hoặc thuê người đại diện
theo pháp luật) và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đầu tư ban đầu.
Công ty hợp danh: Là loại hình công ty ít phổ biến nhất do hạn
chế của nó là chịu trách nhiệm vô hạn đối với tài sản của cổ đông.
Công ty tư nhân: Công ty này là công ty tư nhân chịu trách
nhiệm vô hạn đối với tài sản cá nhân.
Xác định ngành nghề kinh doanh theo quy định hiện hành?
Việc chọn lựa ngành nghề kinh doanh là một quyết định quan
trọng và có thể ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp. Dưới đây là một số
điểm cần xem xét khi chọn ngành nghề kinh doanh:
Tìm hiểu về xu hướng và tiềm năng của thị trường: Nghiên cứu
thị trường để biết được xu hướng và tiềm năng của các ngành nghề kinh doanh, từ
đó đưa ra quyết định phù hợp.
Phân tích sở thích và kinh nghiệm của bản thân: Chọn ngành
nghề kinh doanh phù hợp với sở thích và kinh nghiệm của bản thân để giúp cho việc
khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đánh giá khả năng tài chính và kỹ năng quản lý: Chọn ngành
nghề kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính của mình và kỹ năng quản lý sẽ
giúp cho việc khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn.
Đánh giá và so sánh với các ngành nghề khác: Đánh giá và so
sánh các ngành nghề kinh doanh khác để tìm ra sự phù hợp và tiềm năng của từng
ngành nghề.
>>> Xem thêm: Cách hạch toán bảo hành công trình xây dựng.
Đặt tên công ty
Việc đặt tên cho công ty là một quá trình quan trọng và cần
thiết trong việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của công ty. Dưới đây là một
số yếu tố quan trọng mà bạn cần xem xét khi đặt tên cho công ty:
Tên công ty là tiếng Việt, có thể chứa chữ số và ký hiệu
nhưng phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình công ty và tên
đầy đủ của công ty.
Không được sử dụng tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên
pháp nhân khác.
Tên công ty được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn
phòng đại diện của công ty.
Tên công ty tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng
Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng.
Không được sử dụng tên cơ quan chính quyền, đơn vị Quân đội
nhân dân, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp. (Trừ khi được cơ quan, đơn
vị hoặc tổ chức đó cho phép).
Xác định thành viên/cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư
Cổ đông/thành viên góp vốn là người có thể quyết định sự tồn
tại, phát triển hay giải thể của một công ty. Lý tưởng nhất là hợp tác với các
đối tác/cổ đông cùng chí hướng có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của công
ty và ngược lại. Cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định hợp tác khởi nghiệp cũng
là một vấn đề trong những điều cần biết khi thành lập công ty.
Xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp
Quyết định về vốn điều lệ trong doanh nghiệp không chỉ quan
trọng mà còn ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh. Dưới
đây là các yếu tố cần được xem xét cẩn thận:
Vốn ban đầu là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc phải
góp trong một thời hạn xác định và được ghi trong Điều lệ thành lập công ty.
Góp vốn là việc tặng cho tài sản vào công ty để trở thành chủ
sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu công ty.
Vốn góp là phần vốn do các chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu công
ty góp vào vốn ban đầu.
Giấy tờ tùy than cần chuẩn bị khi các bạn tiến hành thủ tục thành lập công ty?
Giấy CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực (bản chứng thực) của
nhà đầu tư, thành viên góp vốn, cổ đông và người đại diện theo pháp luật.
Hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập công ty
Đơn đề nghị cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh.
Dự thảo Điều lệ công ty để đăng ký công ty.
Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên là danh sách cổ
đông sáng lập; đối với công ty cổ phần là danh sách cổ đông sáng lập.
Các tài liệu sau đây phải được đính kèm vào danh sách:
Đối với cá nhân tham gia đăng ký doanh nghiệp: Bản sao CMND
hoặc hộ chiếu hoặc thẻ CCCD còn hiệu lực của cổ đông góp vốn đăng ký thành lập
công ty không quá 03 tháng.
Trường hợp tổ chức thực hiện đầu tư: quyết định của tổ chức
liên quan đến việc thành lập công ty, biên bản cử người đại diện phần vốn của tổ
chức, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bản sao CMND của người đại
diện phần vốn được tặng.
Đối với người nước ngoài hoặc theo nhóm: các giấy tờ liên
quan phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật sang tiếng Việt và công chứng.
Quyết định cử người đại diện pháp luật.
Nếu bạn có hợp đồng lao động.
Trường hợp có hợp đồng thuê trụ sở.
Các tài liệu khác.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty gồm những gì?
Đơn đăng ký kinh doanh.
Điều lệ Công ty.
Danh sách thành viên/cổ đông (Công ty TNHH 2 thành viên trở
lên, cổ phần).
Ngoài ra còn một số giấy tờ khác dành cho trường hợp đặc biệt.
Thành lập công ty trên cơ sở tách công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng
cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty
hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà
không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần:
Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ
đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết, quyết định tách công ty theo quy
định của Luật doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty. Nghị quyết, quyết định tách
công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công
ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động;
cách thức tách công ty; giá trị tài sản, quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công
ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Nghị quyết,
quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người
lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua
nghị quyết;
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty
được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ
tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng
ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
>>> Tham khảo: So sánh giữu mua bán và sáp nhập công ty mới nhất.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được thành lập trên cơ sở tách doanh nghiệp:
Trường hợp tách công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
theo quy định tại Điều 199 Luật Doanh nghiệp, ngoài giấy tờ quy định tại Điều
23, Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty
được tách phải có các giấy tờ sau đây:
Nghị quyết, quyết định về việc tách công ty theo quy định tại
Điều 199 Luật Doanh nghiệp;
Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với
công ty cổ phần về việc tách công ty.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên, công ty cổ phần
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty.
Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu
tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty.
Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là
cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ
trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với
người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao
giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh
nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Công ty mới thành lập thì bạn tìm kiếm khách hàng ở đâu? Làm sao để phát triển công ty?
Nếu bạn yêu thích việc kinh doanh thì có thể bổ sung kiến thức
với những ngành học như Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Khoa học quản
lý, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh tế học, Tài chính – Ngân hàng,
Tài chính quốc tế, Kinh doanh số, Kế toán, Marketing,…
Ngoài những khách hàng mà bạn đã từng làm việc trước đó hay
còn gọi” KHÁCH QUEN” thì làm sao để bạn phát triển khách hàng mới, trên thực tế
hiện nay có nhiều cách để bạn có thể tiếp cận khách mới như các bạn có thể CHẠY
QUẢNG CÁO, Các bạn SEO từ khóa chính về hàng hóa dịch vụ bạo lên TOP ĐỂ BÁN HÀNG
ONLIBNE …. Và nhiều cách khác, tuy nhiên các bạn cần làm tập trung và kiên trì để
đạt được những thành quả.
Công tác quản lý tài chính công ty – kế toán – thuê dịch vụ
kiểm toán định kỳ để các bạn KIỂM TRA SỨC KHỎE CÔNG TY BẠN cũng là một vấn đề
quan trong đến sự phát triển bền vững của công ty bạn nhé.
CÔNG TY DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BCTC UY TÍN
Web: https://dichvukiemtoanbctc.com/
0 Nhận xét